Xem lịch âm, giờ tốt, hướng tốt, ngũ hành - Lịch Âm 2022
Hôm nay là Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2024, tức ngày 21-10-2024 âm lịch, là ngày Hoàng đạo
Các giờ tốt (Hoàng đạo) trong ngày là: Bính Dần (3h-5h): Kim Quỹ, Đinh Mão (5h-7h): Bảo Quang, Kỷ Tị (9h-11h): Ngọc Đường, Nhâm Thân (15h-17h): Tư Mệnh, Giáp Tuất (19h-21h): Thanh Long, Ất Hợi (21h-23h): Minh Đường
Ngày hôm nay, các tuổi xung khắc sau nên cẩn trọng hơn khi tiến hành các công việc lớn là Xung ngày: Đinh Mùi, Ất Mùi, Xung tháng: Quý Tị, Tân Tị, Tân Hợi.
Nên xuất hành Hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần, sẽ mang lại nhiều niềm vui, may mắn và thuận lợi. Xuất hành Hướng Nam sẽ gặp Tài thần, mang lại tài lộc, tiền bạc. Hạn chế xuất hành Hướng Bắc, xấu .
Theo Lịch Vạn Sự, có 12 trực (gọi là kiến trừ thập nhị khách), được sắp xếp theo thứ tự tuần hoàn, luân phiên nhau từng ngày, có tính chất tốt xấu tùy theo từng công việc cụ thể. Ngày hôm nay, lịch âm ngày 21 tháng 10 năm 2024 là Mãn (Nên cầu tài, cầu phúc, tế tự.).
Theo Ngọc hạp thông thư, mỗi ngày có nhiều sao, trong đó có Cát tinh (sao tốt) và Hung tinh (sao xấu). Ngày 21/11/2024, có sao tốt là Nguyệt đức hợp: Tốt mọi việc, kỵ tố tụng; Thiên phú: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ; khai trương, mở kho, nhập kho; an táng; Thiên thành: Tốt mọi việc; Lộc khố: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương; giao dịch; Ngọc đường: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc; Nhân Chuyên: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát);
Các sao xấu là Thổ ôn (Thiên cẩu): Kỵ xây dựng nhà cửa; đào ao, đào giếng; tế tự; Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo; động thổ; về nhà mới; khai trương; Nguyệt Yếm đại họa: Xấu đối với xuất hành, giá thú; Quả tú: Xấu với cưới hỏi; Tam tang: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng;
Lịch âm hay còn gọi là lịch vạn niên là
loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Lịch âm Việt Nam - Lịch Vạn Niên hay còn gọi là Âm dương lịch là
loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần
trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch).
Lịch âm Việt Nam là một loại lịch thiên văn được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và
mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm
giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và
mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi
là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng lịch âm.
Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc
biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).
Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch.
Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng lịch âm cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những
ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày
bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một tháng theo lịch âm là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã
biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để
từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.
Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày
Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì
lịch âm năm đó có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10.
Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm theo lịch âm là năm nhuận, và chúng ta
cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không
chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ
"nhuận".
Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một
vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc
YYYY-02-18 16:24:45 GMT thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày,
giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là
lúc 00:24:45 ngày YYYY-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày YYYY-02-19, chậm hơn lịch Việt
Nam 1 ngày.